Skip to content

베트남 뉴스 / Vietnam NEWS

정치경제
2010.04.09 10:13:59
1304

4월 7일, USD/VND가 다음 4가지의 영향과 관리 정책으로 하락했다.


동일 오전, 은행 시스템내의 평균 환율은 1 USD=18,544 VND로 유지되었지만, 상업은행의 USD의 구입·매각치가 단번에 급락했다.

 

USD의 매각치는 2010년 2월부터 유지되어 왔던 것이 20 VND하락한 19,090 VND, USD의 구입치도 50 VND 내려,19,020 VND이 되었다.

환율이 이와 같이 변동하는 것은 드문 것이다.
근년, USD/VND의 환율은 계속 상승해 내릴 이유가 없었다.
또, 2010년 2월 11일에 국가 은행이 은행 시스템내의 환율을 3%의 큰폭으로 끌어올려 1 USD=18,544 VND가 되어,이 환율은 지금까지 고정되고 있었다.

환율이 내릴 경향이 되었다고는 단언할 수 없지만,이 변동은 2009년말부터 적용된 관리 기관의
정책에 의한 영향을 받고 있다.

 

환율에 영향을 준 4가지

① 2009년 12월 30일, 수상의 지도에 의해 국가 은행이 국영 경제 그룹, 대형국영 공사에 대해

은행에의 외화 판매 가이드 라인을 발행했다.
이후 각 공영 기관의 외화 판매가 곧바로 행해져 외화 공급원을 개선해,
은행이 어려운 외화 상황의 개선에 이바지했다.

 

② 그 반달 후, 2010년 1월 18일,국가 은행이 결정 No. 74/Q?-NHNN로
금융기관의 외화 준비 자금율을 급속히 줄였다.
12개월 기한의 외화 준비 자금율을 7%에서 4%에,
12개월 이상 기한의 외화 준비 자금율을 3%에서 2%로 줄였기 때문에
상업은행의 외화 공급원이 약 5억 USD(9조VND)에 증가했다.

 

③ 그 후, 국가 은행이 계속 통지 No. 03/2010/TT-NHNN를 발행해,경제 기관의 USD 예금금리의 상한을 연간 1%에 억제했다.
이것은 각 경제 기관의 이익에 직접 영향을 주었다.
이전에는 USD의 예금금리가 연간 4%~4.5%였지만,이 규정이 발행된 후,
각 경제 기관은 자신의 이익을 계산해 보다 비싼 금리를 얻기 위해서
USD를 VND에 환전하는 것을 검토하게 되었다.
이 정책을 지지하는 상업은행은 일제히 USD의 구입치를 올렸다.

④ VND와 USD의 대출금리의 차이가 크기 때문에 대기업은 VND에 대신해, USD를 차입하는 것을
검토하기 시작했다.
연초에 VND의 차입 금리가 연간 15%~17%,18%까지 오른 적도 있었다.
한편 USD의 대출금리는 연간 6%~9%밖에 안 된다.
이 차이가 크기 때문에 일부의 기업이 USD를 차입하고 나서 VND에 환전해,
시장에 대한 USD 공급원이 퍼졌다.
실제, USD/VND의 환율은 최근 2개월간 안정되어 있다.


또, 2009년 12월 15일, 국가 은행은 통지 No. 25/2009/TT-NHNN로 외화 차입 대상(특히 수출 대상)을 확대했다.
외화 대출 성장률은 2010년 제 1/4분기에 14.07%(전년 동기비 2.24%감).

상기 국가 은행의 일련의 대책은 시장의 변동 상황과 합해서 적용되었다.
또, 국가 은행이 연속적으로 외화 시장의 적극적인 변동에 관한 정보를 발표했다.

국가 은행의 최신 보고서는「 각 기업이 상업은행에 외화를 팔아,시장의 유동성이 크게 개선되어
외화 구입 수요는 충분히 대응되었다.


3월 중순부터 현재까지,금융 시스템의 외화 수급 상황은 플러스 상황이며,구입량이 매각량보다 크다」라고 게재했다.


Vneconomy.net 2010년 4월 8일

 

나름 중요한 내용일 것 같아 원문기사를 함께 게제합니다.
참고하시기 바랍니다.혹 잘 못 번역된 부분이나 오류가 있으면 지적하여 주시기 바랍니다.

 

4 tác động khiến tỷ giá USD/VND giảm

07/04/10

Các doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ.

 

Diễn biến tỷ giá USD/VND trong ngày hôm nay (7/4) có từ 4 tác động chính với sự cộng hưởng của các chính sách điều hành.

Sáng nay (7/4), trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục giữ nguyên ở mức 18.544 VND, giá USD mua vào và bán ra của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm khá mạnh.

Giá USD bán ra giảm 20 VND so với mức 19.100 VND duy trì suốt từ tháng 2/2010 đến nay, còn 19.090 VND; một số trường hợp giảm xuống chỉ còn 19.070 VND (như tại Eximbank). Đặc biệt, giá USD mua vào giảm mạnh 50 VND so với hôm qua, chỉ còn 19.020 VND.

Diễn biến trên hiện tượng ít thấy trong suốt những năm gần đây, khi tỷ giá USD/VND thường chỉ có tăng chứ không có giảm. Đó cũng là biến động mạnh nhất kể từ thời điểm ngày 11/2/2010 đến nay, khi Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng thêm khoảng 3%, lên mức 18.544 VND và cố định cho đến nay.

Còn quá sớm để nói về xu hướng giảm của tỷ giá, nhưng diễn biến trên có thể nhìn nhận ở kết quả của loạt chính sách điều hành của cơ quan quản lý triển khai từ cuối năm 2009. Theo đó, có thể xác định 4 tác động chính của hiện tượng trên.

Thứ nhất, ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.

Thứ hai, chỉ hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.

Thứ ba, ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.

Thứ tư, chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.

Thêm vào đó, ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu.

Tác động này được dẫn chứng ở tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong quý 1/2010, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 2,24%.

Những tác động chính trên tạo sự cộng hưởng từ loạt chính sách điều hành với diễn biến thực tế thị trường. Và thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Các doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ. Từ giữa tháng 3 đến nay, trạng thái ngoại tệ của hệ thống tổ chức tín dụng liên tục dương và trong hầu hết các ngày số ngoại tệ mua được lớn hơn số ngoại tệ bán ra”.

Theo Minh Đức

VnEconomy

존 자료 감사합니다
2010.04.10 11:56:39
베트남 법인설립 절차 준비서류
카톡 상담문의
Factory_tran.png

바로 문의/상담 등록

베트남 투자진출 관련 간단한 문의는 아래에 등록해 주시면 체크 후 회신드리도록 하겠습니다.
법인설립, 공장설립 문의의 경우에는 기본 정보를 알아야 원하시는 답변을 드릴 수 있으니
'여기 클릭'  하여 등록해 주시면 이메일로 회신드리도록 하겠습니다.
타 업체에서 진행한 결과에 대한 검증이나 후속 조치 등에 따른 문의 등, 문의 내용에 따라 회신이 거부될 수도 있으며, 회신이 늦어질 경우에는
E-mail 주소 viethoasong@gmail.com
또는 카톡 무료 통화(ID: vinahanin)이나
전화 0909 194 181(베트남 +84)로 문의해 주시기 바랍니다.

*각 항의 공백 부분을 한 번 클릭한 후 입력

간단한 문의 내용 보내기
Message
제목
이름(회사명)
이메일
전화번호
분류
비밀번호
내용
개인정보 수집 및 이용에 대한 안내
1. 개인정보의 수집·이용 목적
  -문의에 답변을 위한 목적 이외의 용도로는 이용되지 않습니다.

 2. 수집하려는 개인정보의 항목
  -업체명(이름)
  -전화번호
  -이메일

*본 '문의등록'의 경우 개인 정보 수집 이용에 동의하는 것으로 간주 됩니다.

Copyright VINAHANIN.com All rights reserved. Since 2006, E-MAIL: viethoasong@gmail.com. VINAHANIN CO.,LTD

Add: 3F, VIETPHONE BUILDING 64 Nguyen Dinh Chieu, Da Kao, Quan 1, Ho Chi Minh, VIETNAM.

sketchbook5, 스케치북5

sketchbook5, 스케치북5

나눔글꼴 설치 안내


이 PC에는 나눔글꼴이 설치되어 있지 않습니다.

이 사이트를 나눔글꼴로 보기 위해서는
나눔글꼴을 설치해야 합니다.

설치 취소